Lý tính

Lý tính là một thuật ngữ dùng trong triết học và các khoa học khác về con người để chỉ các năng lực nhận thức của tâm thức con người. Nó miêu tả một sự nhìn thấy và nhìn nhận về tư duy hay khía cạnh tư duy, đặc biệt là tư duy trừu tượng, và khả năng tư duy trừu tượng - cái được cho là chỉ con người mới có. Khái niệm lý tính có liên quan đến ngôn ngữ, như thể hiện trong nghĩa của từ tương đương trong tiếng Hy Lạp "logos", từ này sau được dịch sang tiếng Latin thành "ratio" rồi sang tiếng Pháp thành "raison", từ đó phát sinh từ tiếng Anh "reason".Có nhiều bất đồng giữa các trường phái triết học về bản chất và chức năng của lý tính, đặc biệt về các vấn đề:Trong ngôn ngữ ngoài triết học, lý trí là từ rất gần nghĩa với lý tính và được dùng phổ biến hơn. Cả hai từ đều có nghĩa năng lực suy luận và phán đoán. Tuy nhiên, lý trí là nhận thức bằng khái niệm trên cơ sở xử lý chất liệu cảm tính do các tri giác cảm tính (sensatio) mang lại, và do đó không vượt ra ngoài phạm vi của kinh nghiệm. Còn lý tính vượt ra ngoài phạm vi của kinh nghiệm.Lý trí thường được dùng khi mang ý nghĩa đối lập với tình cảm, ví dụ: "Anh ta là người sống thiên về lý trí hơn là tình cảm". Lý trí được đối với niềm tin khi muốn nói về sự đối lập giữa tư duy và cảm xúc. Còn lý tính được đối với niềm tin khi muốn nói về sự đối lập giữa tri giác chủ động và tri giác thụ động.Tuy nhiên, đôi khi rất khó xác định sự khác biệt về ngữ nghĩa của hai từ này. Do đó, nhiều khi hai từ này được dùng tương đương nhau.